Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa nguyên từ
biêu 標
◎ Nôm: 𱍶 / 鑣 / 䮽 / 鏕 / 󱢌 âm THV. AHV: tiêu, phiêu. Sách Ngọc Thiên ghi: “Tiêu: ngọn cây” (標木末也). Lư Thậm bài Tặng lưu côn thi có câu: “lụa nàng thướt tha, giăng ở ngọn tùng” (綿綿女蘿,施于松標 miên miên nữ la, thi vu tùng tiêu). Tiếng Khách Gia: piau¹, biau¹, beu¹, peu¹. Âm HTC: *piauh [Schuessler 1988: 167]. Đây đồng thời là nguyên từ của cây nêu < 標幟 (áo cà sa mắc ở đầu ngọn sào là sự xác chỉ cho lãnh thổ của nước Phật), còn một số âm trại khác như bêu trong bêu đầu, nêu trong nêu danh, têu trong đầu têu. “biêu danh: nêu danh, dán danh” [Paulus của 1895: 57; n nam 1984: 44-49; MQL 2001: 1206]. 䮽. Phiên khác: biều (TVG), miều: cái quý, cái tốt (ĐDA), lèo: giải thưởng (BVN). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> nêu cao (vinh dự). Khiêm nhường ấy mới biêu quân tử, ai thấy Di Tề có thửa tranh. (Tự thuật 113.7).
tt. <từ cổ> vẻ vang, vinh dự, đáng được mọi người coi làm gương, “tiết biêu: tiết hạnh rỡ ràng” [Paulus của 1895: 57]. Phồn hoa chẳng dám, ngặt yên phận, trong thế, anh hùng ấy mới biêu. (Tự thuật 116.8).
dt. <từ cổ> cái được nêu lên đại diện cho những cái khác cùng loại, như trong tiêu biểu, tiêu chuẩn. Một niềm trung hiếu làm biêu cả, hai quyển “thi thư” ấy báu chôn. (Tự thán 111.5), biêu cả dịch từ chữ đại phiêu 大標: trỏ nhân phẩm cao thượng của người quân tử đáng làm tiêu chuẩn cho muôn đời. Trong sách giải âm, chữ biêu dịch chữ “đệ”, ví dụ: sang năm ứng thí ắt lĩnh biêu tiến sĩ (TKML qii: 77b), ngươi nhuận chi mới đến kẻ chợ, rút được biêu tiến sĩ (TKML q.iii: 59a) [N Tân 2013: 111].
dt. <từ cổ> (loại từ) cái, sự. Lấy biêu phú quý đổi biêu hèn, có kẻ thì chê có kẻ khen. (Tức sự 124.1).
bà ngựa 𱙘馭
ngọ 午: ngựa [Vương Lực 1958: 36]. Dừng ngựa là ngự 御, 馭, các đồng nguyên tự trên có kiểu tái lập là *ngia [Vương Lực 1982: 139-140; LQ Kiệt 1999: 308]. Chữ 馭 là chữ chỉ ý gồm cái tay (又) và con ngựa. Chữ 御 là chữ hình thanh kiêm chỉ ý: bộ xích 彳 trỏ con đường, chữ ngọ 午 trỏ con ngựa (đồng thời là thanh phù), dưới là chữ chỉ 止 (dừng, hãm), bộ tiết 卩 trỏ cái roi. Ngoài ra, còn có chữ 卸 với nghĩa là dỡ đồ [Karlgren 1923: 238], nhưng lại lấy tiết 卩 làm thanh phù nên đọc là , có lẽ nghĩa gốc là dỡ đồ từ trên lưng ngựa xuống, cho nên mới có ngọ 午 làm ý phù. Karlgren tái lập âm của ba chữ 馭,御,禦 là *ngiʷo’ [1923: 376]. Ngoài ra còn có ngự 午卩 , mà Huệ Thiên (2004: 305-310) coi là một đồng nguyên tự của ngọ. Norman (1985: 88) coi 午 là từ mượn của Mon Khmer, chua tiếng Việt có ngựa, proto Việt-Mường là maŋəə [Ferlus 1992: 57]. Schuessler (1987: 519) tái lập 午 là *ŋuoᴮ LH *ŋa, OCM *ŋâ, đồng thời cũng xác nhận 御 là đồng nguyên tự và tái lập là *ŋjwoᴮ (1987: 590). Với cứ liệu maŋəə từ tiếng Pakatan, và các cứ liệu bà ngựa trong tiếng Việt cổ có thể nghĩ đến giả thuyết rằng đây là lưu tích của một từ để trỏ ngựa trong tiếng HTC, từ này vốn có tổ hợp phụ âm đầu *- (ng có tiền mũi) mà là lưu tích của tiền mũi *m-, còn *ŋ- trong ngọ, ngựa là lưu tích của *-. Cũng có khả năng maŋəə là cách đọc Việt hoá vào giai đoạn tiếng Việt cổ, như lốc, trọc, trốc ngày nay vốn xuất phát từ một âm Việt hoá vào thế kỷ XV là *tlốc vốn có nguyên từ là độc 髑. x. trốc, x. mắng.
dt. <từ cổ> con ngựa. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ (Tự thuật 114.3)‖ Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.3)‖ sách đối đan trì, văn chói chói gấm trên bà ngựa (Lê Thánh Tông - Thập giới cô hồn…)‖ xích tiểu đằng là dây răng bà ngựa…mã hành lấy não bà ngựa (Tuệ Tĩnh - nam dược Quốc Ngữ phú).
bồ bặc 匍匐
◎ Nôm: 暴匐 Viết nhầm do gần âm. [Schneider 1987: 384]. bồ bặc: bò lê trên mặt đất, sau trỏ nghĩa quy phục, nên hậu kỳ còn được viết là 匍伏 và 俯伏 (phủ phục). bồ 匍 là nguyên từ của (bò lê). Kinh Thi phần Đại nhã bài Sinh dân có câu: “ấy thực bò lê, lên gò lên núi” (誕實匍匐,克岐克嶷). Chu Hy chua: “bồ bặc: tay chân cùng bò” (匍匐,手足并行也). Kinh Thi phần Bắc phong bài Cốc phong ghi: “Phàm dân có tang, bồ bặc đến cứu” (凡民有喪,匍匐救之). Trịnh Huyền viết lời tiên rằng: “bồ bặc: ý nói hết sức vậy” (匍匐,言盡力也) [Hướng Hy 1988: 339]. bồ bặc đối với ân cần, đều là các từ gốc Hán. Nghĩa “hết sức” gần nghĩa với ân cần, nghĩa “quỵ luỵ” trái với ân cần, đều lọn nghĩa. Phiên khác: bạo bặc: bội bạc [ĐDA 1976: 790], bạo bặc: nhiệt tình, vồ vập [NQH 2006: 29], bao bọc [MQL 2001: 962-963]. Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> hết sức giúp đỡ. Những kẻ ân cần khi phú quý, hoạ ai bồ bặc khuở gian nan. (Bảo kính 139.4).
cháo 𥹙
◎ Có thuyết cho rằng nguyên từ là chúc 粥. Tạm để tồn nghi. Xét, cuối thế kỷ XVIII - đầu XIX còn từ lão đặc, lão lỏng [Phạm Đình Hổ 1827: 28b], còn lưu tích trong cháo lão , cháo = lão.
dt. gạo nấu loãng. Của thết người là của còn, khó khăn, phải đạo, cháo càng ngon. (Bảo kính 149.2). Cháo hoa có hiệu hi trì mát thay. (CNNA 15).
chép 劄
◎ Nôm: 劄 Phiên âm: tráp. cv. chắp. “chắp câu thơ: faire des vers; rimer” [Génibrel 1898 : 108-109]. Xét, chắp - chép chỉ là hai dạng Việt hoá của nguyên từ tráp. Chữ ghi chép dịch từ tráp kí (劄記) [hán điển].
đgt. sao lại (một bản đã có sẵn). Ai rặng mai hoa thanh hết tấc, lại chăng được chép khúc “ly tao”. (Thuật hứng 47.8)‖ (Bảo kính 183.4, 132.3, 166.7)
đgt. ghi lại. Chí cũ ta liều nhiều sự hóc, người xưa sử chép thảy ai còn. (Thuật hứng 49.4)‖ (Bảo kính 128.7, 179.1).
đgt. HVVD <từ cổ> viết, sáng tác. Qua đòi cảnh, chép câu đòi cảnh, nhàn một ngày, nên quyển một ngày. (Tự thán 75.5)‖ (Cam đường 245.3).
cân xưng 斤稱
dt. HVVT <từ cổ> cái cân. cân 斤: đơn vị đo trọng lượng, một cân xưa bằng mười sáu lạng, sau cân từ danh từ chuyển làm động từ; xưng 稱: dụng cụ đo lường trọng lượng; cân xưng còn là nguyên từ của cân xứng. Xét, cân quyền là cái cái cân, quyền bính là quả cân và cán cân. Mực thước thế gian dầu có phải, cân xưng thiên hạ lấy đâu tày. (Bảo kính 172.6, 188.1) ‖ cân xưng: vật gì nặng nhẹ biết ngay (CNNA 46a2).
cây 核 / 𣘃
◎ Đối ứng kəl¹ (Mường), kəʌi² (Rục), [VĐ Nghiệu 2011: 60], kɤl, kɤn (25 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 189]. Huệ Thiên cho rằng nguyên từ là 根 (荄) hoán dụ từ gốc cây (2006: 377). Tồn nghi. Tạm vẫn coi là từ gốc Nam Á.
dt. thực vật có thân rễ lá. (Ngôn chí 5.3, 11.4, 11.5, 14.3, 21.5, 22.6)‖ (Mạn thuật 25.1, 26.4, 28.6)‖ Chim đến cây cao chim nghĩ đỗ, quạt hay thu lạnh quạt sơ thâu. (Trần tình 40.5)‖ (Thuật hứng 54.1, 67.7)‖ (Tự thán 79.2, 88.4)‖ (Bảo kính 131.7, 136.1, 137.1, 165.6, 176.4)‖ (Mai 214.3)‖ (Lão mai 215.1)‖ (Tùng 218.1)‖ (Thiên tuế thụ 235.1)‖ (Miêu 251.4).
dt. loại từ dùng để trỏ những vật có thân hình trụ. Án sách cây đèn hai bạn cũ, song mai hiên trúc một lòng thanh. (Ngôn chí 7.5).
dt. (bóng) tổ tiên. Có tông có tộc mựa sơ thay, vạn diệp thiên chi bởi một cây. (Bảo kính 145.2, 151.1)‖ Ngỏ cửa Nho chờ khách đến, trồng cây đức để con ăn. (Mạn thuật 27.6).
cơn 根
◎ Nôm: 干 cơn là âm THV có âm phiên thiết là cân, AHVcăn, có nghĩa là “gốc”, “rễ”, “nguồn gốc” [Huệ Thiên 2006: 377] ví dụ: căn nguyên = nguồn cơn (căn do) [Paulus của 1895: 187]. Trong tiếng Hán, 根 trỏ rễ cây, 荄 (cai) trỏ rễ cỏ. Như vậy, đây đều là đồng nguyên tự, có thể tái lập nguyên từ là kal. Mặt khác, từ cơn phan ngọc cho là từ kal gốc Khmer với nghĩa là lúc [ĐDA 1987: 91]. kal là từ Khmer gốc Sanskrit là kalā có nghĩa là phần, bộ phận, phần thời gian. Huệ Thiên cho rằng, không có mối liên hệ về nghĩa giữa kalcơn (2006: 377) là không chính xác, bởi cơn trong cơn gió, cơn bệnh, cơn giận, cơn điên, cơn mưa, đòi cơn, cơn rét, có cơn… đều là mang nghĩa “lúc”. Như vậy, cơn (trong nguồn cơn, cơn cớ) là gốc Hán, ngẫu nghiên đồng âm với cơn (cơn mê) là từ gốc Khmer-Sanskrit.
dt. HVVD lượng từ, trỏ khoảng thời gian xảy xa một hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng tâm sinh lý. Mấy phút om thòm dường tích lịch, một cơn lừng lẫy tựa phong ba. (Giới nộ 191.6). Cơn lừng lẫy: cơn giận.
cương 剛
AHV: cang.
tt. cứng nhắc, nguyên từ của căng, găng. Lòng làm lành đổi lòng làm dữ, tính ở nhu hơn tính ở cương. (Bảo kính 147.6).
hớp 哈 / 吸
hớp: đọc âm THV. 哈 đồng thời là nguyên từ của (trong hà hơi), ngáp (trong cá ngáp) và ha (trong từ ha ha). Chữ 吸 (hấp) nghĩa là hít vào (trong từ hô hấp). Trong tiếng Hán, 吸 và 哈 là những đồng nguyên tự. Tuy nhiên, các văn bản nôm thường dùng thông các tự hình này [NQH 2006: 500]. AHV: cáp (thanh phù: hợp), ABK: ha.
đgt. uống. Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén, Ngày vắng xem hoa bợ cây. (Ngôn chí 11.3). Bến trăng cá hớp trăng. (TKML iii 39b).
hở cơ 罅機
◎ Nôm: 許機 AHV: há ki. Hở, AHV: há, nghĩa là “nứt, hở, chỗ nứt hở, chỗ sơ hở”. Diệp tiếp trong nội thiên hạ sách Nguyên Thi có câu: “Không để cho có một mảy may sơ hở.” (不使有毫髮之罅 bất sử hữu hào phát chi há). Há cũng là nguyên từ của hở.
đgt. HVVT Bị lộ chuyện. Phương Sóc lân la đã hở cơ, ba phen trộm được há tình cờ. (Đào hoa thi 232.1).
leo 撩
◎ (liêu). Kiểu tái lập: *kleo. *kleo > rụng [k-]> leo. *kleo >hoà đúc> trèo. Lưu tích còn trong leo trèo. cách cấu tạo này cũng giống như các chữ lem nhem, lệt sệt., trong đó mỗi âm tiết là một kiểu lưu tích ngữ âm của cùng một nguyên từ.
đgt. trèo. Hơn chó được ngồi khi diện bếp, tiếc hùm chẳng bảo chước leo cây. (Miêu 251.4).
loạt loạt 律律
AHV: luật luật. Phiên khác: lọt đọt (TVG), lọt lọt: rõ ràng mông một (ĐDA, MQL), rọt rọt: suivre, poursuivre (theo, theo đuổi, đeo đẳng), rebattre les oreilles (đập vào tai, nói mãi nghe đến chán tai) (Schneider, VVK), rọt rọt: rõ ràng, rành rọt (NTN). Bản B chép 𥾽𥾽 TVG: bền bện. BVN: biện biệt.
dt. HVVT <từ cổ> nhất loạt, từ chữ nhất luật 一律. luật là nguyên từ của loạt, tiếng Việt hiện tồn cả hai từ nhất luậtnhất loạt. Cho nên, ở câu thơ này, chữ luật luậtloạt loạt. Kiểu láy toàn phần như thảy thảy, nơi nơi, chốn chốn... Án tuyết mười thu uổng đọc thư, kẻo còn loạt loạt chữ Tương Như. (Mạn thuật 36.2). Có thể diễn xuôi như sau: mười năm uổng phí khổ luyện học sách nho, xong rồi, cái còn lại chỉ là miên man những chữ nghĩa từ quan quy ẩn của Tư Mã Tương Như, cả nước non này cũng chỉ là hư huyễn, sự nghiệp của ta rút cuộc là khoe chữ “nhàn” trong bài phú Tử Hư. [tham khảo thêm NH Vĩ 2010]. x. Tương Như.
lướt 列
◎ Chữ Nôm là liệt 列. Mối quan hệ -ươ ~ -iê: 纖 tươm (tất) ~ tiêm (tất), 沾 chườm ~ chiêm, 泄 (đi) tướt ~ tiết, 躔 trườn ~ triền, (ốc) 贆 bươu ~ biêu, 鮿 chượp (cá) ~ triếp, … [Huệ Thiên 2006: 384]. liệt là nguyên từ của lượt (lần), và làm thanh phù cho chữ Nôm 𦀎 dùng để ghi lượt (là lượt).
đgt. bạt chèo nhanh. Nước xuôi nước ngược nổi đòi triều, thuyền khách chơi thu các lướt chèo. (Tự thán 101.2).
mây xanh 𩄲撑
dt. dịch chữ thanh vân 青雲, nguyên từ chữ thanh vân lộ 青雲路 (đường mây xanh), ví với con đường làm quan. biệt lý Tham quân của Trương Kiều đời Đường có câu: “Nghĩ thầm đến dặm thanh vân, dầu sao cũng đáng gửi thân kiếp này.” (静想青雲路,還應寄此身). Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, quê cũ tìm về cảnh cũ thanh. (Bảo kính 158.1). đng đường mây.
nen 年
nen vốn có nguyên từ là nêm. Tương ứng chung âm -m và -n. Giống như: 梵 phạn- phạm, hay 年 năm- niên, như niêm sau [TH Thung 1998: 166], chản (chẵn) = chảmba ngày chảm: trọn vẹn ba ngày.” [Rhodes 1651 tb1994: 56]. nêm là cái để chêm đồ cho chặt. ngựa xe như nước áo quần như nêm kiều. Sau danh từ chuyển loại thành động từ, như cách nói nêm cối, nêm cuốc. Rồi có nghĩa dẫn thân là ”cho thêm gia vị vào”, như đã buồn lại gió thổi thêm, đã chua như giấm lại nêm sơn trà. cd
đgt. <từ cổ> ken dày, mọc đặc, Phng. Nghệ An: ”nen: chen, chèn. ví dụ phải nen cho chặt. có nơi nói là nèn”. [TH Thung 1998: 165], ”nen. N: nén, lèn, chèn, nêm cho chặt: nen lại cho chặt” [NN Ý 2001: 365]. Chim đỗ tổ dìn còn biết mặt, hoa nen rừng thấy hoà hay danh. (Tức sự 123.4). Chữ “nen” (động từ) chuẩn đối với chữ “đỗ” (động từ). TVG, phiên “trên”, ĐDA phiên “nên”, Schneider, PL phiên “niền” (ven) và dẫn Génibrel 1898, Paulus của 1895m Béhaine 1773 là “niền = vành”.
non 𡽫
◎ Ss đối ứng nɔn (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 255]. An Chi cho nguyên từ là 巒 loan. Tồn nghi.
dt. núi. Nguyệt mọc đầu non kình dỏi tiếng, khói tan mặt nước thẩn không lầu. (Ngôn chí 19.3, 21.4)‖ (Mạn thuật 23.3, 26.3)‖ (Thuật hứng 46.3, 49.6, 51.1, 54.3, 59.8, 60.8, 65.1)‖ (Tự thán 71.7, 72.1, 81.5, 97.5, 98.1, 108.5)‖ (Tự thuật 121.3)‖ (Bảo kính 153.3, 169.3, 181.3)‖ (Huấn Nam Tử 192.8)‖ (Lão hạc 248.4).
nối nắm 鋖䋻
đgt. <từ cổ> đời này truyền lại mãi cho đời sau. “nối: jungere, funes, tabulas. Nối nắm. id” [Taberd 1838: 374]. Chữ nắm đọc theo âm HHV, nguyên từ là lãm 攬, như nắm quyền dịch từ chữ 攬權. Mấy kẻ tư văn sinh đất Việt, đạo này nối nắm để cho dài. (Tự thán 92.8). x. đạo thánh bằng tơ.
rỡ 焒
◎ Trùng hình với “lửa”. Xét, “lửa” và “rỡ” đều là đồng nguyên tự. Trong đó, “lửa” (danh từ) là nguyên từ. Trong lịch sử hai chữ này cũng chỉ dùng thanh phù . Một phái sinh khác còn thấy trong tiếng Katu là rạ? (bén lửa) với tư cách là động từ [NH Hoành 1998: 248]. Kiểu tái lập là *hra³ sẽ cho lửarỡ (tính từ, động từ bất cập vật) [TT Dương 2013b].
tt. đgt. rực lên, làm cho rực rỡ lên. Ngày chầy điểm đã phong quần đỏ. Rỡ tư mùa một thức xuân (Trường an hoa 246.4).
sắt 鐵 / 鉄
◎ Nôm: 𨫊 Đọc âm HHV. AHV: thiết, nhầm từ chữ. Thế kỷ XV-XVI, An Nam dịch ngữ ghi 鐵殺 thiết: sát (số 623) Vương Lộc tái lập là *khlắt [1997: 170]. Thế kỷ XVI, An Nam quốc dịch ngữ ghi 鐵客 thiết: khách, Shimizu Masaaki tái lập thuỷ âm kép *kʰr- [2008: 5]. Ss các đối ứng ksất, khăch, khăt (Mường), và các đối ứng khlek (Hung), lếk (Pọng), Gaston đề xuất kiểu tái lập *krăt [1967: 151; TT Dương 2012c].
dt. kim loại, “sắt” có nguyên từ là “thiết”. (Tự thán 91.3). x. đá sắt.
thoi 梭
AHV: thoa, soa. Âm HTC: soj (Baxter), suai (Vương Lực), suar (Lý Phương Quế).
dt. Thng nguyên từ chữ “nhật nguyệt như thoa 日月如梭” (mặt trời mặt trăng như thoi đưa): mặt trời và mặt trăng mọc và lặn nhanh như chiếc thoi đưa, hình dung thời gian qua rất nhanh. kinh bản thông tục tiểu thuyết phần Niễn ngọc quan âm có câu: “Thời gian như tên, mặt trăng mặt trời như thoi, cũng đã hơn một năm rồi.” (時光似箭,日月如梭,也有一年之上 thời quang tự tiễn, nhật nguyệt như thoa, dã hữu nhất niên chi thượng.) (Ngôn chí 22.2)‖ Ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc, cuốc cày là thú những xung xăng. (Trần tình 38.5)‖ (Tự thán 85.3).
thêu 縧
◎ Nôm: 絩 Ss đối ứng: séo (Tày) [HTA 2003: 464]. NN San (2003b: 178) cho rằng nguyên từ của thêu 繡. Xét, là nguyên từ của thùa. Nay đề xuất.
đgt. HVVD thêu thùa. Cơm ăn chẳng quản dưa muối, áo mặc nài chi gấm thêu. (Thuật hứng 67.6)‖ (Hạ cảnh tuyệt cú 197.2). x. thao.
trật 失
◎ Nôm: 秩 / 栗 Các nhà phiên chú trước nay đều mặc nhiên phiên là mất. Nhưng tr- và m- chưa thấy mối liên hệ về âm trong lịch sử. Sách Phật Thuyết: áng nạ lòng thực dấu, tủi xót chăng trật sự no. (cha mẹ tình thành thực, thương yêu chẳng lúc nào thôi) < 父母情誠厚,憐憫無時 (tr.13b1), chữ trật đối dịch từ chữ thất 失 (mất), nguyờn bản nôm trật được ghi bằng hai chữ 坡栗 (pha lật) được tái lập là blạt [HT Ngọ 1999: 107; Shimizu Masaaki 2002: 767; NQ Hồng 2008: 134]. QATT chữ trật được một lần ghi là 栗 lật ở vị trí 202.1, Trần Văn Giáp và ĐDA cải chính, và đề xuất phiên lật với nghĩa là “trật, lỡ” [ĐDA: 823]. Từ pha lật 坡栗 trong Phật Thuyết đến lật 栗 trong QATT, đã xảy ra quá trình từ “chữ kép” (loại e1) chuyển sang “chữ đơn” (loại c). Quá trình biến đổi ngữ âm từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII có thể hình dung như sau: blạt > trật. Tương ứng như các trường hợp *blời > trời, *blả > trả, *blái> trái, *blọn > trọn, *blai > trai, *blở > trở [Shimizu Masaaki 2002: 767]. Như thế chữ Nôm trật 秩 trong văn bản dương bá cung là chữ Nôm của thế kỷ XVIII trở về sau. Diễn biến chữ (thế kỷ XII) > 栗 (thế kỷ XV) > 秩 (thế kỷ XVIII >). Chữ trật với nghĩa là “thua, lỡ, hỏng, trái với được” xuất hiện tám lần trong QATT, trong khi mất chỉ xuất hiện ba lần. Sự khu biệt nghĩa cũng khá rõ ràng: mất là một từ trỏ “chết, dứt, đứt đoạn”, vốn có nguyên từ là một 歿 (x. mất), Ss hoặc nhân nhớ con, gầy biến chết mất 或因緣子衰變死亡 (Phật Thuyết 20b1), han hỏi đi lại từ chưng ấy ắng mất 參問起居從茲斷絕 (Phật Thuyết 21a3). Còn trật thường là trái nghĩa với được, và luôn đi đôi với được trong QATT. Song ở đôi chỗ phảng phất có sự xâm lấn lẫn nhau, đây chính là giai đoạn trù bị để cho mất thay thế trật từ thế kỷ XVII trở về sau, còn trật lại chuyển sang nghĩa “sai đi, chệch đi” như Rhodes ghi nhận [1651 tb1994: 40, 147]. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, đắc >< thất, được >< trật, là hai cặp điệp thức có cùng nguyên từ là 得 >< 失 . 得 đắc / được là chuỗi liên hệ đã được làm rõ từ lâu. Còn 失 thất/ trật ít nhiều có thể thấy lưu tích qua thanh phù của chữ Nôm trật 秩 (trật tự, phẩm trật), trật 跌 (Trượt, trật trưỡng), trật 袠 / 帙 (túi sách). Kiểu tái lập *plat⁶. [TT Dương 2012c].
đgt. <từ cổ> mất. Lấy đâu xuất xử lọn hai bề, được thú làm quan trật thú quê. (Tự thán 109.2)‖ (Tự thuật 121.2)‖ (Bảo kính 161.4, 176.6, 182.2, 184.6)‖ (Giới sắc 190.3)‖ (Tích cảnh 202.1).